Latest Updates

Showing posts with label nước Đức. Show all posts
Showing posts with label nước Đức. Show all posts

Hamburg Top 10 địa điểm hấp dẫn của thành phố cảng Phần 1

Được mệnh danh là Cửa ngõ vào thế giới của Đức, Hamburg là cảng lớn nhất của đất nước và đứng thứ hai ở Châu Âu. Hamburg tự hào là một thành phố-bang độc lập với nền tảng mậu dịch tạo nên sự giàu có cho thành phố như ngày nay. Nằm chắn ngang con sông Elbe, cảng Hamburg sầm uất là nơi tọa lạc của Bảo tàng Hàng hải quốc tế Hamburg và con tàu tưởng niệm Cap San Diego, thay nhau kể lại lịch sử hàng hải oai hùng của Hamburg. Hamburg còn được ví như viên đá quý lấp lánh của miền Bắc nước Đức, nơi tập trung những thắng cảnh, công trình kiến trúc tuyệt vời, là điểm dừng chân của bao du khách quốc tế khi có dịp đến đây.

Những điều ít biết về nước Đức - Phần 1

10:52

Bài viết này được tôi viết giữa balcon trong một ngày tháng 6 đầy nắng, cho những ai muốn biết những điều „lặt vặt“ về nước Đức. Dĩ nhiên, đây chỉ là một bài chia sẻ nhỏ về một số vấn đề ở Đức mà các bạn ở Mỹ quan tâm, nếu các bạn muốn biết nhiều hơn thì chịu khó hỏi thêm google hoặc những bạn đang sống ở Đức nữa nhé ;)

Những điều ít biết về nước Đức p2

09:05
12. Các bạn Đức phân loại rác rất rõ ràng. Chỗ tôi ở có bốn loại thùng rác với bốn màu khác nhau. Xanh lá cây thì dùng để đựng các loại rác bio như vỏ trứng, rau thừa, mì thiu…Xanh da trời thì để đựng giấy hoặc các bìa carton cứng. Màu vàng dùng để đựng các loại vỏ nhựa và màu đen dùng để đựng những thứ rác mà không biết bỏ vào đâu. Nhớ có lần không biết ai trong nhà tôi bỏ nhầm mấy cái vỏ  nilông vào thùng đựng rác màu xanh lá cây, các anh đi lấy rác không biết dùng máy soi kiểu gì mà thấy, không thèm đổ rác mà viết một tờ giấy dán lên cảnh cáo. Tôi đi học về nhìn thấy vào "khoe” với mẹ. Không ai biết trong đó có gì mà họ không đổ rác đi, cuối cùng tôi là người "vinh dự" được bới tung thùng rác và phát hiện ở giữa thùng là hai cái vỏ đựng phó mát bé xíu. Từ đó mẹ tôi để ý rất kĩ việc vứt và phân loại rác ở trong nhà, nhất là khi có mấy đứa em nhỏ. Nói chung, mỗi khu mỗi vùng phân loại rác theo mỗi cách khác nhau và cũng không phải vùng nào cũng "màu mè" như vùng tôi ở. Nhà tập thể, kí túc phân khác với nhà riêng. Có nơi họ kiểm tra nghiêm ngặt, có nơi không. Mỗi khi đến nhà ai chơi, tôi đều hỏi về việc phân loại rác để tránh phiền phức cho họ, nhỡ lại giống trường hợp của tôi thì khổ.
     
13. Nhiều bạn khi nghĩ về Đức thì chỉ biết đến xe hơi và bia, nhưng Đức cũng là đất nước của thi ca, là  quê hương của những nhà văn nổi tiếng như Goethe, Brecht, Günther Grass, Thomas Mann, anh em nhà Grimm, Bernhard Schlink, Schiller, Patrick Süskind. Dĩ nhiên, âm nhạc Đức cũng phải kể đến nhạc cổ điển của Bach, Beethoven. Sau này thì có Udo Lindenberg, Herbert Grönemeyer, Lena Meyer Landrut, Nena (nhiều bạn chắc biết bài 99 quả bóng bay của cô này) :D

14. Người Đức phát minh và đóng góp được rất nhiều thứ cho thế giới. Đầu tiên phải kể đến Johannes Gutenberg đã phát minh ra phương pháp in  dấu năm 1450, Robert Koch phát hiện vi khuẩn lao, Wilhelm Conrad Röntgen khám phá ra tia X-quang, Albert Einstein với thuyết tương đối, Carl Benz với ô tô, Eichengrün und Hoffmann phát minh ra thuốc Aspirin và rất nhiều người khác nữa.

15. Trẻ em ở Đức đều nhận được tiền trợ cấp trẻ em (184 EUR/ tháng) cho hai trẻ đầu tiên. Trẻ thứ 3 thì 190 EUR và từ trẻ thứ 4 trở đi thì 215 EUR. Nhưng ở Đức việc gia đình nào có bốn trẻ thì chắc là quá đặc biệt rồi :D Những ông bố bà mẹ nếu sinh con và muốn ở nhà tự chăm sóc con mình thì cũng đều được hưởng tiền cha mẹ (thời gian là 12 tháng, nếu người bố xin nghỉ thay mẹ thì được thêm 2 tháng nữa). Họ vẫn được phép đi làm nhưng không được làm việc quá 30 giờ/tháng. Tất nhiên, họ không được hưởng 100% tiền lương như cũ mà sẽ được tính như sau: Nếu trước đó lương của họ sau khi trừ thuế là 1240 EUR hoặc hơn thì khi có con và ở nhà chăm con, họ sẽ được hưởng 65% số tiền đó. Nếu lương của ai nằm giữa 1000 EUR và 1200 EUR thì được hưởng 67% và những ai lương dưới 1000 EUR thì có khi được hưởng toàn bộ. Tuy nhiên, số tiền mà cha mẹ được hưởng ít nhất sẽ là 300 EUR và nhiều nhất là 1800 EUR. 

16. Năm ngoái đọc được một tờ báo trên mạng, họ so sánh là ở Đức có nhiều mèo ngang bằng với trẻ em, con số chính xác tôi không nhớ nhưng hình như là trên mười hai triệu. Năm 2012, người Đức chi 4 tỉ Euro cho việc mua và nuôi động vật, gần bằng với số tiền mà chính phủ hỗ trợ tiền cha mẹ. Phải thừa nhận người Đức rất quý động vật, nhất là chó với mèo. Chị gái tôi có một cái Pet Salon, mỗi lần cắt tóc cho chó, chị lấy 40 Euro. Trong khi tôi mà đi cắt tóc, chỉ hết 15 Euro. Thế mới biết người Đức chi tiền để chăm động vật như thế nào.

17. Tính tự giác của người Đức khá cao, bằng chứng là việc mua vé tàu. Ở Mỹ, bạn phải có thẻ hoặc mua vé mới đi qua cửa để xuống metro được, nhưng ở Đức thì khá thoải mái. Bạn có thể nhảy lên tàu và tự do di chuyển, hên thì thoát, xui thì gặp  người kiểm tra và tất nhiên, họ sẽ phạt bạn 40 EUR cho dù vé đó nếu bạn mua chỉ chưa đầy 2 EUR. Nói chung, tính tự giác của người Đức khá cao nên nhiều khi tôi mua vé cả tháng để đi làm nhưng có khi cả tuần mới thấy một người đi kiểm tra. Những chuyến đường xa thì tất nhiên, bạn đừng trốn vé mà mất công, nhưng việc di chuyển trong trung tâm thành phố bằng tàu điện hay xe buýt thì…hên xui. Không phải là tôi xui các bạn trốn vé đâu nha vì đó là sự tự giác của các bạn, còn bị phạt thì rang chịu. Tôi đã hai lần bị phạt dù mua vé hẳn hoi chỉ vì quên không dập vé :((

18. Socola của Đức khá nổi tiếng và thường được bạn bè quốc tế mua làm quà. Trung bình mỗi người Đức ăn khoảng 9,3 kg socola mỗi năm, chỉ thua mỗi người Thụy Sĩ và người Áo (11kg).

19. Người Đức phải làm việc đến 67 mới được về hưu, so với các nước khác trong khu vực Châu Âu thì Đức khá chăm chỉ. Năm ngoái, thấy các bạn Pháp xuống đường biểu tình vì họ mãi tận…62 mới được về hưu, không biết nói gì nữa luôn mặc dù tuổi thọ của người Pháp theo thống kê năm 2011 cao hơn người Đức những tận mấy năm liền :P

20. Ở Đức, học sinh đi học không phải trả bất kì một khoản học phí nào. Nhà nước chi trả hết. Mỗi học sinh bắt buộc phải học hết lớp 9, cô cậu nào bỏ học giữa chừng thì cảnh sát tới "mời” đi học. Ước tính trung bình hàng năm nước Đức chi khoảng 5800 Euro cho một học sinh (theo thống kê trên tờ Die Welt năm 2013). Tất nhiên, việc chi trả cho học sinh trung học sẽ cao hơn học sinh tiểu học và tùy từng bang cũng khác nhau, Thüringen và Sachsen-Anhalt là hai bang trả nhiều nhất (>7000 Euro/học sinh/năm).


Tác giả bài viết: 
 
Copyright © DU LỊCH ĐÓ ĐÂY. Designed by OddThemes | Distributed By Gooyaabi Templates